Thực phẩm an toàn là gì?

Thực phẩm an toàn luôn là chủ đề đáng được xã hội cũng như dư luận quan tâm, bởi nó chính là yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Và dựa theo khoa học thì thực phẩm an toàn là những thực phẩm không chứa: Chất hóa học (thủy ngân, phẩm màu,…); kháng sinh cấm; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật; tạp chất (Vật cứng, kim loại, thủy tinh,…); tác nhân sinh học gây bệnh (vi sinh vật, virut có hại, ký sinh trùng). Đồng thời chúng đều là những thực phẩm có nguồn gốc cũng như xuất xứ rõ ràng, đầy đủ và đương nhiên được nó cũng cần nhận được đánh giá, chứng nhận về an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tuy nhiên để định nghĩa được hết về thực phẩm an toàn thì thật khó, vì mỗi thực phẩm đều có những quy chuẩn cũng như ngưỡng an toàn khác nhau, tóm lại thực phẩm an toàn là gì? Là những thực phẩm không chứa hay không gây nguy hại đến sức khỏe của con người cũng như môi trường. Và để duy trì được tiêu chuẩn của thực phẩm an toàn thì chúng ta cần phải biết cách vệ sinh thực phẩm, giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, không nhiễm độc và cần chú ý đến cách xử lý cũng như bảo quản sạch sẽ thực phẩm trong quá trình sản xuất, chăm sóc, chế biến và đóng gói.

Mặt khác, thực phẩm bẩn là gì? Là danh từ xuất hiện nhiều, rất nhiều trên các phương tiện truyền thông và báo chí, nó thậm chí còn là chủ đề mà chúng ta nhắc đến mỗi ngày. Nó ngược lại với thực phẩm an toàn, là những loại thức ăn không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm mà bộ Y tế đã khuyến cáo và nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường.

2. Thực trạng đáng buồn của thực phẩm Việt Nam hiện nay

Mỗi khi phương tiện truyền thông, báo chí đưa tin liên quan đến thực phẩm thì chúng ta thường liên tưởng đến những bộ phim không có hồi kết, ngày ngày những tin tức về thực phẩm bẩn được cập nhật khiến chúng ta cảm thấy hoang mang, mất niềm tin. Một trong những sự việc về thực phẩm gây trấn động trong một thời gian dài gần đây chính là dịch tả lợn Châu Phi và thịt heo nhiễm sán. Mặc dù Bộ y tế cũng đã khuyến cáo và đưa ra quy định trước khi đưa thịt heo ra tiêu thụ trên thị trường thì cần phải kiểm dịch và có xác nhận an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng. Tuy nhiên vẫn có nhiều cá nhân, tổ chức bỏ ngoài tai những điều đó, bấp chất đưa hàng tấn thịt heo nhiễm bệnh để chế biến thành những món ăn để tiêu thụ trên thị trường, gây không ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng.

Hay trong vài năm gần đây, khi mà sự việc sử dụng chất phụ gia trong sản xuất cũng đang trở thành vấn nạn; các sản phẩm màu, đường hóa học bị sử dụng một cách vô tội vạ để chế biến thực phẩm (bánh kẹo, giò chả…). Nhiều loại thực phẩm không được kiểm dịch khác nữa cũng được tuồn ra thị trường. Mặc dù các cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều và đưa ra những quyết định xử phạt hành chính với nhiều cá nhân hay tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm không an toàn cho sức khỏe con người, tuy nhiên vẫn còn nhiều thương vụ thực phẩm bẩn khác chưa bị phát hiện khác thì sao? Đó dường như còn câu hỏi bị bỏ ngỏ.

3. Chia sẻ kinh nghiệm chọn lựa và bảo quản thực phẩm sạch an toàn!

Bằng mắt thường thì thật khó để phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn, đâu là thực phẩm bẩn bởi những đối tượng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thường có rất nhiều thủ đoạn tinh vi để chúng ta mắc lừa, những thương vụ thịt heo thành thịt bò vẫn tồn tại ở đâu đó. Nhưng nếu như các bạn là người phụ trách việc kiểm soát, đặt mua nguyên liệu hay bạn là những người nội trợ tại gia, để giảm thiểu cũng tránh xa được thực phẩm bẩn, kém chất lượng thì các bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm sẽ được chia sẻ dưới đây.

3.1. Đối với rau củ quả

Đối với rau củ quả thì Thực phẩm an toàn là gì? Là những loại còn tươi ngon, không dập nát, còn nguyên cuống, các loại hạt thì chọn vỏ nhẵn  và đặc biệt là không có nhiều đốm màu khác nhau. Có một số thực phẩm rau quả ít cần sử dụng đến thuốc trừ sâu mà vẫn tươi ngon như: Bí xanh, bầu, bí đỏ, chuối,… Ngược lại, một số loại rau củ các bạn nên thận trọng khi sử dụng như: Xà lách, rau muống, cải xoong, táo Thái Lan, khổ qua, đậu đũa, rau má, cải ngọt, cải bẹ xanh, tần ô,… Bởi đây là những thực phẩm cần sử dụng đến khá nhiều thuốc trừ sâu, hóa chất thì mới xanh mướt và nhìn tươi ngon.

Bên cạnh đó, các bạn hạn chế hay đừng chọn những sản phẩm đã có dấu hiệu héo úa, có mùi lạ hay dập nát, nhăn nheo, bất thường so với đặc tính của loại rau củ quả đó như quá mập, quá dài, quá phồng hay quá bẩn. Hay những sản phẩm có rễ bám nhiều đất thì cũng hạn chế lựa chọn vì khi đó thực phẩm dễ có nguồn vi sinh gây hư hỏng nhanh ở rau củ quả.

Về cách bảo quản thì tốt nhất các bạn có thể để ở ngăn mát tủ lạnh, nhưng đừng rửa chúng nhé, khi nào sử dụng thì khi đó mới rửa để tránh việc bị úng, dập. Còn một số loại củ không nhất thiết phải để tủ lạnh vẫn giữ được độ tươi ngon như: Khoai tây, su hào, su su, bí xanh, bí ngô,…

3.2. Đối với thịt và các sản phẩm tươi sống

Là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng là loại thực phẩm mà khó bảo quản vì rất dễ hư hỏng. Chúng ta nên lựa chọn những loại thịt có mang ngoài khô, màu sắc đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, óng ả còn vết cắt thì cũng không có màu sắc khác thường. Nên loại bỏ ngay những thực phẩm có màu xanh nhạt, thâm hay thậm chí là đen, sờ vào cảm thấy nhớt vì rất có thể đó là thực phẩm đã có dấu hiệu ôi thiu. Dựa trên kinh nghiệm của các bà mẹ nội trợ thì những loại thịt tươi ngon thường sẽ độ rắn chắc và đàn hồi cao, nhất là đối với thịt gà khi các bạn ấn móng tay vào thịt mà không để lại dấu lõm và không cảm giác bị dính thì các bạn nên lựa chọn. Và đừng chỉ vì giá thành rẻ hơn mà lựa chọn những sản phẩm không có mùi lạ, mùi kháng sinh hay ôi thiu, nó ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của bạn và gia đình. Dưới đây sẽ là một vài kinh nghiệm lựa chọn từng loại thịt, các bạn tham khảo:

– Thịt bò: Có hiện rõ thớ, màu đỏ tươi và bề ngoài khô ráo.

– Thịt lợn: Hiện rõ màu đỏ tươi, da mỏng, có rõ sớ thịt săn. Đối với lớp mỡ thì cần sáng bóng, có độ rắn chắc; tránh xa những loại thịt có lớp mỡ hơi vàng, đốm trắng li ti như đầu hạt gạo (Là thịt lợn bệnh).

– Thịt gà: Nếu là chọn gà hơi, tức là gà còn sống thì chọn những con khỏe mạnh, có mào đỏ tươi, lông và da mềm mại, đùi to, chân nhỏ, chắc thịt. Còn là gà công nghiệp thì nên chọn những con có màu vàng óng, hơn 2kg. Trường hợp gà đã làm sẵn thì như ở trên tôi đã chỉ, nên ấn móng tay thấy đàn hồi tốt thì là thực phẩm an toàn, ngoài ra so với mắt thường thì các bạn có thể cân nhắc những con gà có màu vàng nhạt, vừa còn quá vàng hay vàng thẫm thì không nên, rất có thể nó đã bị người bán ngâm bột sắt.

– Thịt vịt: Chọn con trưởng thành, béo, sở hữu phần ức tròn, da bụng và da cổ dày, mỏ nhỏ cứng, và thịt vịt đực ngon hơn vịt cái.

– Chọn trứng gà, trứng vịt: Màu sáng, không có vết nứt, không có vệt xám đen, có màu hơi hồng hồng trong suốt khi được soi qua ánh sáng.

3.3. Đối với cá, hải sản

Thực phẩm an toàn là gì đối với cá và hải sản? Là những thực phẩm khi nhìn bằng mắt thường thì thấy đang còn sống, đang bơi trong nước; còn trên thực tế thì vẫn có nhiều loại tôm cua cá bị tiêm kháng sinh thì chúng ta thật khó để nhận biết. Nhưng các bạn cũng có thể dựa vào một số dấu hiệu như:

– Cá tươi thì không có niêm dịch hay mùi khó chịu; miệng ngậm kín; thịt đàn hồi, chắc và khi ấn móng tay vào thịt cũng không để lại vết; vảy bám chặt thân cá và có màu óng ánh; mang của cá màu đỏ hồng.

– Tôm tép thì nên chọn những con dài và trơn láng; vỏ sáng lóng lánh.

– Nghêu sò ốc còn sống, nắp đóng chặt, không có mùi lạ.

– Mực nang thì chọn con có thịt trắng như mứt dừa. Còn mực ống thì nên chọn con không quá lớn, túi đen vẫn còn.

– Các loại thủy sản khác nên chọn con màu sắc bình thường, không có mùi ôi. Tốt nhất là chọn những con vẫn còn sống.

3.4. Đối với thực phẩm chín, đồ đóng hộp

Dựa theo khuyến cáo của Bộ y tế thì khi chúng ta lựa chọn những sản phẩm thịt chế biến sẵn nên thận trọng, bởi chúng có thể là sản phẩm được chế biến từ chất phụ gia, hóa chất, đường hóa học hay chất độc hại với sức khỏe khác. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể lựa chọn tại một số cơ sở kinh doanh uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Nên tránh xa những loại thực phẩm chín có màu sắc lạ thường, quá sặc sỡ, treo lộ thiên, thịt bở không rắn chắc. Còn đối với thực phẩm như lạp xưởng, xúc xích,… chỉ nên hạn chế, thậm chí không nên ăn.

Khi chọn đồ hộp sẵn thì ngoài việc xem ngày sản xuất, hạn sử dụng, nguồn gốc, thành phần, trọng lượng và có số đăng ký sản xuất… thì các bạn để ý đến một vài yếu tố như: Hộp còn nguyên vẹn, nắp hộp phình ra và gõ có tiếng kêu đanh, nếu kêu bịch thì khả năng rất cao đồ ăn bên trong đã bị hỏng. Ngoài ra cũng có một vài mẹo thường được sử dụng như nhúng hộp vào chậu nước có nhiệt độ khoảng 70-80 độ C, khi đè xuống mà có bọt khí nổi lên, nếu có thì khả năng hộp đã bị hở và có thể đồ ăn trong hộp chưa được bảo quản đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên đối với những sản phẩm đồ ăn đóng hộp thường đều có sự tham gia của chất phụ gia (Muối diêm, BHT và BHA…) có ảnh hưởng đến sức khỏe nên các bạn cũng nên cân nhắc khi sử dụng.

Để bảo vệ được sức khỏe cho chính bản thân mình, gia đình, xã hội thì các bạn nên nắm rõ thực phẩm an toàn là gì? Và đừng quên bỏ túi cách lựa chọn cũng như bảo quản thực phẩm an toàn mà toicanban.net đã chia sẻ ở trên.