CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp con người hoạt động và làm việc. Mỗi người chúng ta ai cũng đều nhận thấy tầm quan trọng của việc ǎn uống, đó là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được. Tuy nhiên, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc lạm dụng các chất hóa học.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, từ đầu năm 2017 đến nay đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc, điển hình là vụ ngộ độc rượu có hàm lượng Methanol cao tại xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu làm 9 người tử vong ngoài ra còn rất nhiều trường hợp vào Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu do ngộ độc chủ yếu là sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không nhãn mác…

Tại tỉnh ta, theo báo cáo của Chi cục ATTP trong 3 tháng đầu năm đã có hơn 100 người ngộ độc thực phẩm trong đó có 3 người tử vong ( ngộ độc nấm tại huyện Bắc Mê và ăn quả rừng tại Yên Minh)… Khi ǎn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như sốt, nôn, đau đầu, đau bụng, ỉa chảy và có thể dẫn đến tử vong. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Đặc biệt nguồn thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy (ngộ độc tập thể ở các đám cưới..) mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính gây suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như hàn the, chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ động thực vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử dụng, đặc biệt là các độc tố như cồn công nghiệp (Methanol), vi nấm anatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc… có thể gây ung thư gan.

Vào dịp Lễ Tết, cưới hỏi chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn…đặc biệt là các loại rượu, bia. Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình bà con cần tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

  1. Chọn thực phẩm an toàn

Chọn các rượi, bia có nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng các loại rượi, bia của cở sở nấu rượi, bia không có giấy phép, không đảm bảo các kỹ thuật

Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.

  1. Nấu chín kỹ hức ăn

Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

  1. Ăn ngay sau khi nấu

Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

  1. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín

Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

  1. Nấu lại thức ăn thật kỹ

Cá thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.

  1. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống

Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

  1. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn

Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thứcăn.

  1. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn

Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

  1. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác

Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn…Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

  1. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn

Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, bà con cần phải dừng ngay việc sử dụng và giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng chúng ta hãy cùng hành động ” NÓI KHÔNG VỚI THỰC PHẨM BẨN “

BS. Hoàng Cẩm