Khi bị nhiệt miệng cần ăn gì?

Nhiệt miệng là cơn ác mộng đối với những tín đồ của ẩm thực. Khi bị nhiệt miệng làm bạn khó chịu trong việc ăn uống, nhất là đối với những món có nhiều gia vị khoái khẩu. Cùng Efood tìm hiểu nguyên nhân và chọn thức ăn phù hợp có thể giúp giảm đau và giúp nhanh hồi phục. Khi nhiệt miệng cần ăn gì, cung cấp một số gợi ý về cách ăn uống khi bị nhiệt miệng.

1. Nguyên nhân nhiệt miệng

Nhiệt miệng, còn được gọi là viêm niêm mạc miệng, xuất hiện dưới dạng các vết loét hoặc tổn thương trên niêm mạc miệng, bao gồm lưỡi, môi, nướu, hoặc ở bên trong má. Nhiệt miệng thường gây ra cảm giác đau, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân chính của nhiệt miệng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do tổn thương niêm mạc miệng do nhai, cắn làm tổn thương niêm mạc miệng. Hệ miễn dịch giảm do dùng thuốc kháng sinh hoặc vừa bình phục sau khi bị bệnh.  Yếu tố di truyền, có một số người dễ bị nhiệt miệng hơn so với người khác. Các yếu tố như căng thẳng, mất ngủ, thay đổi nội tiết tố, hoặc ăn uống không cân đối cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng. Vậy khi nhiệt miệng thì nên ăn gì để nhanh khỏi?

2. Thức ăn mềm, hạn chế gia vị

Khi nhiệt miệng, nên ưu tiên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và không gây kích ứng cho niêm mạc miệng như cháo, súp, canh, bánh mì mềm,… Tránh ăn thức ăn khô hay cứng như bánh quy, bánh mỳ cứng, đồ ăn cứng. Các gia vị như tiêu, ớt, tỏi, hành, nước mắm nên hạn chế, vì chúng có thể làm vết thương đau và kích ứng niêm mạc miệng.

2. Uống đủ nước

Khi bị nhiệt miệng cần ăn gì? Ngoài ăn thì uống cũng góp phần ko nhỏ vào việc nhanh lành vết nhiệt miệng. Uống đủ nước trong ngày để duy trì độ ẩm cho niêm mạc miệng. Uống nước lọc, nước trái cây tươi, nước dừa, nước ép trái cây tươi cũng là những lựa chọn tốt. Hạn chế uống đồ uống có cồn, nước ngọt, nước có ga và nước quá nóng hay quá lạnh, vì chúng có thể gây kích ứng và làm đau.

3. Dùng thực phẩm có tính mát

Một số thực phẩm có tính mát tự nhiên có thể giúp làm dịu cảm giác đau và viêm trong miệng. Đó là các loại trái cây như dưa hấu, dưa chuột, táo, lê, nho, cam, bưởi, và các loại rau như rau diếp cá, rau má, … Đồ uống như trà hoa cúc, trà lá sen, trà lá bạc hà cũng có tính mát và có thể giúp giảm cảm giác đau.

4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là một phần quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Hãy chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng cách sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng nhẹ dịu tránh làm vết thương nặng thêm. Đồng thời,dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng một cách nhẹ nhàng và không gây tổn thương cho niêm mạc miệng. Bạn đừng quên thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng, sử dụng chỉ chăm sóc răng và súc miệng. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn và tạo môi trường sạch sẽ cho miệng.

5. Không dùng chất kích thích

Tránh sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê, trà đen, nước ngọt có ga,…. Dùng chất kích thích có thể làm lâu lành vết thương và kích ứng niêm mạc miệng. Duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng khó chịu này.
Với những gợi ý trên, hy vọng rằng bạn có thể tìm thấy những thông tin hữu ích để chăm sóc bản thân khi bị nhiệt miệng. Nếu triệu chứng nhiệt miệng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.