Trong guồng quay hối hả của cuộc sống, sẽ có những thời điểm bạn cảm thất lạc lõng, mất phương hướng. Đối diện những áp lực đồng trang lứa, áp lực công việc và định kiến của xã hội khiến bạn cảm thất mệt mỏi. Khi mất phương hướng trong cuộc sống, chúng ta thường cảm thấy bối rối, không biết nên làm gì để tìm lại mục tiêu và định hướng. Bạn đừng ngại mà pha một tác trà ấm và cùng tâm tình với Efood thông qua bài viết này nhé. Trong bài viết này có một số cách để cùng bạn tìm ra giải pháp.
1. Quay vào bên trong
Không ai có cơ hội hiểu bản thân hơn chính mình. Việc quay về bên trong là một cách hiệu quả để tìm kiếm câu trả lời. Dành thời gian tìm hiểu về giá trị, sở thích và mục tiêu của bạn. Điều gì thực sự quan trọng đối với bạn và điều gì làm bạn cảm thấy hạnh phúc. Ví dụ, nếu bạn mất phương hướng về sự nghiệp, hãy tự hỏi liệu công việc hiện tại có phù hợp với sự đam mê và khả năng của bạn hay không. Nếu không, bạn có thể thử tìm kiếm và trải nghiệm một lựa chọn khác phù hợp hơn với mình. Sự thay đổi chưa bao giờ là dễ dàng, đặt biệt khi bạn đang trong một giai đoạn ổn định. Vậy nên, bạn hãy lắng nghe tiếng gọi từ chính bản thân mình nhé.
2. Trải nghiệm mới
Không dừng lại ở kế hoạch trên giấy, chúng ta cần trải nghiệm những điều mới thông qua thực tế. Hãy thử những hoạt động mới, học một kỹ năng mà bạn hứng thú. Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến nghệ thuật, hãy thử tham gia vào một workshop vẽ tranh hoặc đến các triển lãm nghệ thuật. Bằng cách này, bạn có thể có những trải nghiệm mới mẻ. Trải nghiệm mới cũng giúp làm giàu vốn sống hơn mỗi ngày. Đây chính là cơ hội để cuộc sống của bạn thêm màu sắc và sự phát triển cá nhân.
3. Tìm nguồn cảm hứng từ bên ngoài
Khi nội lực bên trong không đủ giúp bạn vượt qua khủng hoảng, hãy tìm đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Chúng ta có thể tìm đến một người bạn thâ, một người đi trước, một người mentor để hỗ trợ bạn. Một nguồn cảm hứng bên ngoài có thể giúp bạn. Thử đọc sách, nghe podcast, xem phim hoặc tìm kiếm các câu chuyện thực tế và nguồn cảm hứng từ những người khác trong lĩnh vực bạn quan tâm. Ví dụ, nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp kinh doanh, hãy tìm hiểu về hành trình của họ. Những câu chuyện này có thể cho bạn nhiều cảm hứng mới mẻ.
4. Thoát khỏi vùng an toàn
Cảm giác an toàn nằm ở tầng thứ 2 trong tháp nhu cầu Maslow. Vậy nên không có gì là sai trái khi bạn muốn được ở trong vùng an toàn của mình. Tuy nhiên, sự an toàn sẽ kìm hãm những bước tiến của bạn. Nếu có cơ hội, hãy thử thoát khỏi vùng an toàn trong giới bạn bản thân cho phép. Bạn có thể thử công việc mới, học thêm một kỹ năng mới, xây dựng mối quan hệ mới,.. Ví dụ, nếu bạn chỉ làm việc trong một công việc ổn định và nhàm chán, hãy mạnh dạn đề xuất với người quản lý cho bạn được tham gia những công việc mới. Những dự án cá nhân cũng là một gợi ý không tồi để biến ý tưởng thành hiện thực.
Sau cùng, mất phương hướng trong cuộc sống là một điều bình thường của tiến trình phát triển cá nhân. Điều qan trọng là bạn không ngại thay đổi và khám phá những điều thú vị và mới mẻ. Bằng cách quay về bên trong, trải nghiệm mới, tìm nguồn cảm hứng từ bên ngoài và thoát khỏi vùng an toàn, chúng ta có thể tìm lại phương hướng và tạo ra cuộc sống ý nghĩa và sống một cuộc đời trọn vẹn hơn.