1/ Bệnh Gout là gì?
Bệnh Gout là dạng viêm khớp gây ra đau đớn khi lượng axit uric trong máu cao khiến các tinh thể hình thành và tích tụ trong và xung quanh khớp. Axit uric được tạo ra khi cơ thể phân hủy purine. Purine xuất hiện tự nhiên trong cơ thể khi cơ thể tiêu thụ một số loại thực phẩm. Axit uric được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu.
2/ Chế độ ăn của người bệnh Gout
Người bị bệnh Gout cần chế độ ăn phù hợp để hạn chế tình trạng viêm đau khớp:
Giảm cân: Việc thừa cân làm tăng nguy cơ bị gout. Việc duy trì cân nặng ở mức vừa phải làm giảm áp lực của cơ thể lên hệ thống các khớp.
Tăng cường trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Uống đủ nước mỗi ngày.
Dùng dầu thực vật ép nguyên chất thay vì dầu tinh luyện như dầu olive, dầu dừa, dầu đậu phộng,…
Ưu tiên nguồn đạm từ thịt trắng như cá, gia cầm, sữa ít béo và các loại đậu.
3/ Những loại thực phẩm nên tránh
– Hạn chế chất béo bão hoà từ thịt đỏ (bò, dê, cừu,…), các sản phẩm từ sữa giàu chất béo.
Nội tạng động vật có hàm lượng purin cao làm tăng lượng axit uric trong máu.
Hải sản (tôm, cua, mực, cá mòi, cá ngừ…) có hàm lượng purin cao.
Thức uống có cồn như rượu, bia,…
Thức ăn và đồ uống có đường: bánh, kẹo, nước ngọt,…
Thực hiện và duy trì chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân gout giúp cơ thể hạn chế sản xuất và tăng cường đào thải axit uric. Để tăng chất lượng cuộc sống và hạn chế những cơn đau do gout là mục tiêu hướng tới của chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân. Bên cạnh chế độ ăn khoa học, thì việc tập thể dục để tăng cường sức khoẻ giúp bạn đạt được thể trạng tốt.