Ở Việt Nam, cà phê không chỉ là một loại đồ uống, nó còn mang hơi thở của cuộc sống mà trong từng giọt cà phê thơm nồng. Dường như không có góc phố hay con đường nào mà không thấy xuất hiện dáng dấp của những ly cà phê. Bạn có thể tìm thấy quầy bán cà phê tại bất kỳ đâu, từ góc ngã tư, một con hẻm nhỏ nép sát vào bờ tường đến những quán cà phê lung linh cho các bạn trẻ check in, hay những quán cà phê sang trọng cho những người bàn tính chuyện làm ăn. Từ sáng sớm đến đêm khuya, người Việt có thói quen trò chuyện bên ly cà phê, thư giãn và tận hưởng khoảnh khắc thảnh thơi cùng ly cà phê sữa đá đặc trưng riêng có.
1. Cảm hứng từ nước Pháp
Có nhiều quan điểm khác nhau về thời gian cà phê du nhập vào Việt Nam. Theo nhiều người cho rằng và phê được các linh mục người Pháp mang theo khi tới Việt Nam vào những năm 1850. Ban đầu cây cà phê được trồng ở Miền Bắc, tuy nhiên không phù hợp. Sau này cây cà phê theo chân người Pháp vào Phía Nam và phát triển mạnh mẽ ở khu vực Tây Nguyên. Năm 1887, Pháp hất cẳng Trung Quốc và bắt đầu giai đoạn đô hộ Việt Nam. Từ đây nguồn lợi từ các đồn điền cà phê phát triển mạnh mẽ. Hai giống cà phê phổ biến nhất là Arabica và Robusta, một phần nhỏ Liberia. Vì sữa tươi không sẵn có ở Việt Nam thời bấy giờ, buộc người Pháp phải đưa sữa đặc vào để thay thế. Và từ đó câu chuyện của lý cà phê sữa đá Việt Nam ra đời.
2. Cà phê Việt- cách thưởng thức
Khác với phương Tây, nơi ưa chuộng những ly capuchino với cà phê, sữa được đánh bông lên, uống trong tách sứ trắng. Cà phê Việt Nam lại mang một nét rất khác. Cà phê được pha trong phin nhỏ, đặt trên một chiếc ly có sẵn 1-2 muỗng canh sữa đặc. Sau khi cà phê chảy xuống hết, đánh đều sữa và cà phê để tạo bọt. Sau đó đổ vào một ly lớn hơn có để đá. Vị đậm đà của cà phê buộc người thưởng thức phải nhâm nhi từ từ, chứu không thể nào vồ vập được. Nhiều vị khách khi thử cà phê Việt Nam dễ bị say cà phê, do cà phê Việt Nam đậm hơn so với cà phê ở Châu Âu. Vậy nên, nhiều người được khuyên không nên uống nhiều hơn 1 ly cà phê mỗi ngày.
3. Cà phê trứng
Nếu thủ phủ của cà phê sữa đá là ở Sài Gòn, thì Hà Nội chính là cái nôi của cà phê trứng. Cà phê trứng được dùng nóng để không bị tanh. Vào những năm chiến sự xảy ra ở Miền Bắc 1946, sữa là một thứ rất xa xỉ. Với sự sáng tạo, ông Nguyễn Văn Giảng đã thử nghiệm thành công món cà phê trứng, thay thế sữa đặc bằng lòng đỏ trứng đánh bông lên. Tạo nên một lý cà phê được ví von là tiramiru phiên bản thức uống. Sau này ta còn thấy có cà phê cốt dừa, cà phê thạch trân châu,…
4. Văn hoá thưởng thức cà phê
Hình ảnh những quán cóc lề đường quen thuộc, với đôi ba cái ghế nhựa vừa làm ghế vừa làm bàn . Hoặc có nơi còn có võng cho khách dừng lại ngả lưng nghỉ ngơi. Sau này ngành công nghiệp cà phê phát triển, Trung Nguyên mở chuỗi cửa hàng cà phê đầu tiên tại Sài Gòn năm 1990 dẫn đầu cho xu hướng nâng tầm cà phê Việt. Quán cà phê không chỉ đơn thuần để uống cà phê và nói chuyện phím đầu ngày nữa, mà đó là một nơi để làm việc, gặp gỡ đối tác, tiếp khách… Còn đối với người trẻ, họ luôn muốn những trải nghiệm mới mẻ, nơi check in những tấm hình đẹp. Đây cũng là phân khúc được nhiều chủ quán quan tâm đầu tư về kiến trúc và nội thất để đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ.
Cà phê được người Pháp đưa vào Việt Nam. Nhưng dưới sự sáng tạo và bàn tay tài hoa của người Việt, ly cà phê đã mang một nét rất riêng, rất Việt Nam. Nét văn hoá cà phê Việt đã và đang tạo được một chỗ đứng ngày càng vững chắc. Cà phê Việt Nam không chỉ trong khuôn khổ đất nước hình chữ S nữa, giờ đây cà phê Việt đã vươn mình ra đến với bạn bè các nước trên thế giới. Không chỉ là thức uống, đó là một câu chuyện về văn hoá- lịch sử- con người Việt.
Bạn có biết cửa hàng EFood có một quầy cà phê thuộc hệ thống E-Coffee Trung Nguyên. Với những hạt cà phê tuyển chọn, được rang theo quy trình gắt gao của một thương hiệu lâu đời bậc nhất Việt Nam. Tất cả tinh tuý của đất trời qua bàn tay tài hoa của người pha chế được gửi gắm trọn vẹn qua từng ly cà phê. Để thưởng thức không gian cà phê đúng điệu bạn hãy ghé EFood nhé!
Lược dịch: https://theculturetrip.com/asia/vietnam/articles/enjoy-coffee-the-vietnamese-way/