Hội chứng Kiệt sức

Hội chứng kiệt sức (hội chứng cháy sạch) là tình trạng ngày càng phổ biến ở những người trẻ khi bước chân vào môi trường làm việc chốn công sở. Hoặc rộng hơn là trong cuộc sống hằng ngày. Nguyên nhân, ảnh hưởng gì đến cuộc sống, cách ngăn ngừa và vượt qua hội chứng này như thế nào sẽ được làm rõ trong bài viết này cùng E Cuộc Sống.

1. Burntout – Kiệt sức là gì?

Hội chứng kiệt sức ngày càng phổ biến ở những người trẻ ở chốn công sở

Theo WHO, “kiệt sức” nguyên mẫu tiếng anh là “burntout” là tình trạng căng thẳng mãn tính trong công việc. Hiện tượng kiệt sức hoặc năng suất lao động giảm sút sau một quá trình lao động, hoạt động dài ngày với những triệu chứng như mất ngủ, chóng mặt, ù tai, lo sợ mà không rõ nguyên nhân. Có ba đặc trưng cơ bản của hội chứng “kiệt sức” là: i)cảm giác cạn kiệt hoặc kiệt sức; ii) cảm thấy xa cách, cảm giác tiêu cực hoặc nghi ngờ; iii) giảm hiệu quả làm việc trong cuộc sống.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng “kiệt sức”

Nguyên nhân gây ra hội chứng “kiệt sức”

Kiệt sức dễ gặp ở những người trẻ trong xã hội ngày nay. Những cuộc nghiên cứu của các nhà xã hội học đã đưa ra những lý giải về nguyên nhân gây nên tình trạng này. Những đứa trẻ được nuôi dạy trong điều kiện đầy đủ hơn so với thế hệ cha ông. Kèm với đó là sự kỳ vọng của cha mẹ đặt lên các em, mong muốn con em mình không bị tụt hậu với chúng bạn cùng trang lứa.

3. Những cuộc “khủng hoảng”

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay vẫn còn để lại những “dư chấn” mạnh mẽ trong thế hệ sinh viên tốt nghiệp giai đoạn đó. Thất nghiệp, sinh viên ra trường không tìm được việc làm, thu nhập giảm,…

Cuộc cách mạng của công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc đưa máy móc vào thay thế lao động chân tay làm mất đi không ít cơ hội việc làm. Đây là một áp lực không hề nhỏ lên chính bản thân và gia đình của những người lao động.

Mạng xã hội trở thành nơi để kết nối mọi người trên thế giới. Nhưng từ đây, không ít người cảm thấy bản thân thua kém, áp lực cùng trang lứa khi thấy bạn bè chia sẻ cuộc sống trong mơ. Bên cạnh đó là giai đoạn giãn cách xã hội, thay đổi lỗi sinh hoạt và làm việc thường ngày cũng gây không ít xáo trộn trong cuộc sống. Work from home- làm việc tại nhà khiến con người không có không gian tách bạch giữa cuộc sống và công việc. Dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài.

Kiệt sức có thể biểu hiện qua một vài triệu chứng như sau: kém tập trung, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, mất ngủ,…

4. Đừng để “burnt out” bước vào thế giới của bạn

Thực hành thiền định và thực hành lòng biết ơn

Đảm bảo sức khoẻ thể chất cho bản thân bằng cách duy trì lối sống lành mạnh: ăn uống khoa học, tập thể dục, tham gia các hoạt động xã hội,… Mối liên hệ khăng khít giữa sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần là không thể chối cãi. Vì vậy hãy yêu thương và chăm sóc bản thân thật tốt, đây cũng là chìa khoá để giúp bạn vững chãi hơn để đối diện với những mối lo từ cuộc sống.

Thực hành thiền định, thực hành lòng biết ơn và nuôi dưỡng lòng yêu thương với đồng loaị và thế giới xung quanh,… được chứng mình có tác động tích cực đến tâm hồn của mỗi con người, nhất là khi gặp phải những biến cố không như ý trong cuộc sống.