Bánh trung thu hạn sử dụng bao lâu?

Trung thu- Tết đoàn viên, dịp để gia đình sum họp bên nhau. Cùng nhau ăn bánh, uống trà và thưởng trăng. Trung thu không trọn vẹn nếu không có những chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Vậy bánh trung thu bắt nguồn từ đâu, và có những điều thú vị gì xoay quanh chiếc bánh này. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Nguồn gốc

Bánh trung thu có nguồn gốc từ thời nhà Nguyên (Trung Quốc)

Giai thoại cho rằng, ngày xưa ở Trung Quốc vào cuối thời Nguyên để truyền tin trong chiến tranh thì người dân đã làm ra những chiếc bánh có dạng hình tròn. Sau đó cho những mẫu giấu có thông tin chiến trận vào nhân bánh. Thời điểm trận chiến bắt đầu cũng là lúc rằm tháng tháng 8. Kể từ đó, vào mỗi dịp rằm tháng 8, người dân đã tưởng nhớ ngày này bằng cách làm bánh trung thu.

Qua thời gian, bánh trung thu có tên gọi khác nhau như bánh đoàn viên, bánh hoàng tộc, bánh nhà Hồ,…Những chiếc bánh này đều có hình mặt trăng tròn.

2. Ý nghĩa bánh trung thu

Chiếc bánh tuy nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa của ngày rằm tháng tám. Hình tròn mô phỏng hình dáng mặt trăng, biểu trưng cho sự trọn vẹn, no đủ và sung túc. Với ước muốn gia đình đoàn viên, sum họp. Bánh hình tròn với ý nghĩa đi hết một vòng tròn Trái đất thì “tâm vòng tròn” vẫn sẽ là gia đình.

Chiếc bánh với hình dáng cơ bản và hoa văn tinh xảo

Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, cân bằng và hòa hợp. Với sự sáng tạo không ngừng của người thợ làm bánh, luôn đa dạng về mẫu mã, hương vị và trải nghiệm thưởng thức. Tuy vậy, cốt lõi bánh trung thu vẫn là món quà ý nghĩa mà nhiều người dành tặng nhau mong một cái Tết Đoàn Viên trọn vẹn.

3. Làm bánh trung thu như thế nào?

Bánh nướng được ưa chuộng hơn cả trên thị trường, nhân bánh đa dạng và bảo quản được lâu hơn. Để làm ra được chiếc bánh đúng chuẩn, yêu cầu sự tỉ mỉ và công phu trong việc chuẩn bị nguyên liệu, làm bánh và bảo quản bánh. Các khâu chuẩn bị như nấu nước đường, làm trứng muối, làm mỡ đường được người thợ chuẩn bị trước cả tháng. Vậy mới thấy được sự kỳ công khi làm nên chiếc bánh ngon.

Để làm ra được chiếc bánh đúng chuẩn, yêu cầu sự tỉ mỉ và công phu trong việc chuẩn bị nguyên liệu

Quy trình làm bánh nướng gồm cácc bước cơ bản sau: nhào bột làm vỏ bánh, sên nhân, tạo hình và cuối cùng đó là nướng bánh. Mỗi công đoạn bạn đếu cần cân lượng chính xác và đòi hỏi kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm lâu năm để làm ra chiếc bánh ngon như ý.

Với bánh dẻo thì đơn giản hơn, do không cần nướng, vì bột bánh đã được làm chín trước. Nhào bột, sên nhân và tạo hình bánh. Tuy công đoạn rút ngắn nhưng kỹ thuật làm thì không hề đơn giản. Làm sao để có chiếc bánh chắc tay, ăn không bị khô sượng, vẫn đủ dẻo mịn nhưng vẫn khô ráo và có hoa văn sắc nét.

4. Bánh trung thu bảo quản được bao lâu

Với các loại bánh làm thủ công thì bánh nướng nên dùng trong 7 ngày, bánh dẻo ngon nhất trong 4 ngày sau khi làm xong. Nếu để lâu hơn bánh sẽ bị mốc, nếu ăn phải sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Bánh nướng làm thủ công nên dùng trong 7 ngày, bánh dẻo ngon nhất trong 4 ngày sau khi làm xong

Với dòng bánh sản xuất từ nhà máy với ưa điểm về giá thành, chất lượng đồng đều và mẫu mã đẹp luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu. Thời gian bảo quản của dòng bánh này có thể lên tới 3 tháng. Do quy trình sản xuất khép kín, được bảo quản bằng một số chất phụ gia an toàn được cấp phép cho thực phẩm, đóng gói đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi đã mở bao bì bạn nên dùng hết trong 1 ngày để bảo đảm.

5. Bánh trung thu nào ngon?

Giữa ma trận bánh trung thu trên thị trường bạn vẫn còn đang lăn tăn chưa biết chọn loại nào. Tại Efood phân phối các dòng bánh trung của Kinh Đô từ loại truyền thống đến hiện đại. Thương hiệu bánh Việt với 20 năm lịch sử, tạo được uy tín trên thị trường, bạn luôn được bảo đảm về chất lượng của từng chiếc bánh trao gửi đến gia đình, bạn bè và đối tác.

Efood phân phối các dòng bánh trung của Kinh Đô

Hãy liên hệ ngay với Efood để được trao tận tay những hộp bánh tươi ngon nhất.