Năm hết Tết đến là dịp để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Điều này dược thể hiện rõ qua mâm cúng cổ truyền của người Việt Nam trong dịp Tết. Đây không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn thể hiện lòng hiếu kính với các thế hệ đi trước. Mâm cúng cổ truyền Tết nguyên đán trước để thắp hương lên tổ tiên, sau là để gia đình con cháu sum vầy trong ngày đầu năm mới.
1. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả biểu trưng cho sự giàu có, phú quý, may mắn. Ngũ quả thường bao gồm năm loại trái cây khác nhau, mỗi loại có ý nghĩa riêng tuỳ theo văn hoá của từng địa phương. Mâm ngũ quả dùng để gửi gắm hy vọng cho một năm mới tràn đầy may mắn và đủ đầy. Mâm ngũ quả thường được bày một đĩa hoặc khay đặt trên bàn thờ.
Các loại trái cây thường được sử dụng trong mâm ngũ quả gồm: Bưởi: Đại diện cho sự phồn thịnh và may mắn. Cam: Biểu trưng cho sự viên mãn và thịnh vượng. Quýt: Tượng trưng cho thành công và tiền tài. Dưa hấu: Đại diện cho sự hạnh phúc và tràn đầy niềm vui. Xoài: Biểu tượng của sự thịnh vượng và thành công.
Cái tài hoa được thể hiện qua sự sắp xếp mâm ngũ quả một cách cân đối và hài hòa. Mâm ngũ quả với ý nghĩa tốt lành và hy vọng cho một năm mới an lành, sung túc, thành công. Trong ngày Tết, mâm ngũ quả thường được đặt trên bàn thờ gia tiên để tưởng nhớ thắp hương lên tổ tiên. Ngoài ra, mâm ngũ quả cũng có thể được trưng bày trên bàn tiếp khách hoặc trong phòng khách để chúc mừng và chào đón các khách mời đến thăm nhà trong dịp Tết.
2. Nguyên tắc tứ trụ: bốn bát bốn đĩa Miền Bắc
Mâm cỗ Tết truyền thống ở miền Bắc tuân theo quy tắc đặt 4 bát và 4 đĩa. Số 4 biểu trưng cho tứ trụ, bốn mùa trong năm và bốn phương trong trời đất. Tuy nhiên, mâm cỗ thịnh soạn hơn cũng có thể sử dụng 6 bát và 6 đĩa hoặc 8 bát và 8 đĩa. Số 6 trong tiếng Hán là “lục”, đọc trại đi là “lộc” mang ý nghĩa phát lộc, phát tài. Tương tự vậy, số 8 là “bát” đọc trại đi là “phát”. Bát chân giò hầm măng khô, bát canh bóng thả, bát miến và bát canh hầm. Đĩa gồm xôi gấc, giò lụa hoặc thịt nấu đông, nem rán và thịt gà luộc là những món ăn không thể thiếu.
3. Mâm cúng hào sảng của Miền Nam
Nếu như Miền Bắc đặc trưng với bánh chưng thì miền Nam nổi bật với món bánh Tét. Cũng với các nguyên liệu như nấp, đậu xanh, thịt heo nhưng thay vì dùng lá dong thì dùng lá chuối gói bánh theo hình trụ dài. Có những biến tấu với nhân đậu, chuối, hột vịt muối,… mang lại nhiều hương vị mới lạ cho bánh Tét. Bên cạnh đó còn có những món ăn như: tôm khô củ kiệu, canh khổ qua, thịt kho hột vịt, chè trôi nước… Sự phóng khoáng vào hào sảng của người miền Nam thể hiện rõ trong từng món ăn. Những món ăn chứa đựng nhiều ý nghĩa cầu cho cuộc sống sung túc, bình an, no đủ.
4. Mâm cúng chay
Món chay ngày càng được nhiều người lựa chọn để làm mâm cúng chay để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên trong dịp Tết. Mâm cúng chay được sắp xếp và trang trí tương tự như mâm cúng truyền thống, nhưng sử dụng các loại thực phẩm không có nguồn gốc từ động vật. Món chay ngày Tết có ý nghĩa về sự thanh tịnh và tu tâm. Việc ăn chay và cúng mâm cúng chay giúp những người thực hiện có thể làm sạch tâm hồn, thanh lọc cơ thể và tạo ra sự an lạc và bình yên trong ngày Tết. Hơn nữa, món chay cũng thanh đạm cho thân thể trong những ngày Tết đề huề thịt cá.
Dù là mâm cúng Tết ở miền nào đi chăng nữa thì đây chính là nét đẹp trong truyền thống của người Việt. Sau này, cho dù đi bốn phương trời, những người con vẫn nhớ về mâm cơm ngày Tết với sự sum vầy, hạnh phúc và đầm ấm.