Đừng “Để Mai tính”!

Nếu có một giải thưởng dành cho những người chuyên “Để Mai tính”, bạn có phải là ứng viên nặng ký không? Vẫn uôn tự nhủ rằng: “Để sau cũng được, còn sớm mà!” Nhưng rồi khi nhìn vào đống việc nhàm chán đó, bạn lại nghĩ: “Ôi trời, tại sao mình lại không làm việc đó sơm hơn chứ?” Đây là một trong những câu hỏi muôn thuở mà bạn chưa tìm được lời lý giải. Nhưng đừng lo, bài viết này EFood sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự trì hoãn và cách vượt qua nó một cách dễ dàng.

1. Sự trì hoãn là gì?

Trì hoãn là một hành vi cố tình không thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ, dù biết rằng việc đó cần phải được hoàn thành. Đây là một thói quen mà ai cũng có thể gặp phải, nhưng không phải ai cũng nhận ra vấn đề của mình.

2. Nguyên nhân của sự trì hoãn

Có nhiều lý do khiến chúng ta rơi vào tình trạng trì hoãn. Đầu tiên, với suy nghĩ mình còn nhiều thời gian để hoàn thành công việc, nên cứ lần nữa. Hoặc bạn cảm thấy công việc quá khó hoặc nhàm chán. Họ tìm cách trì hoãn để tránh phải đối mặt với nó. Cuối cùng, sự trì hoãn cũng có thể là một cách để tự trấn an bản thân, giúp chúng ta cảm thấy vẫn còn kiểm soát được tình hình.

3. Làm cách nào vượt qua sự trì hoãn?

Chia nhỏ công việc: Thay vì nhìn vào toàn bộ khối lượng công việc. Bạn có thể cân nhắc chia nhỏ công việc thành các nhiệm vụ nhỏ hơn. Mỗi hành động nhỏ nhất cũng đều là một điều đang ghi nhận. Ví dụ: việc dọn dẹp bàn làm việc, liệt kê những việc cần làm… Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy công việc dễ dàng hơn, và có động lực bắt tay vào việc.

Tạo một lịch trình cụ thể: Đặt ra các thời hạn cụ thể để hoàn thành từng nhiệm vụ. Điều này sẽ giúp bạn có động lực và cảm giác gấp rút hơn để hoàn thành công việc đúng hạn. Ví dụ, nếu bạn có một dự án lớn cần hoàn thành trong vòng một tháng, hãy chia nhỏ nó thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và đặt thời hạn cho từng nhiệm vụ. Khi có những thời hạn cụ thể như vậy, bạn sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn và nỗ lực hết sức để đáp ứng các hạn chót.

Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng: Tắt điện thoại, đóng cửa sổ trình duyệt web và tập trung hoàn toàn vào công việc của mình. Những yếu tố gây xao nhãng chính là kẻ thù số một của sự tập trung.

Thưởng cho bản thân: Sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, hãy thưởng cho bản thân một món quà nhỏ. Một miếng bánh ngọt,  đi dạo, nghỉ ngơi để tận hưởng niềm vui của sự nỗ lực bản thân. Những phần thưởng nhỏ này sẽ giúp chúng ta  khích lệ để tiếp tục công việc tiếp theo.

Lời kết

Những khó khăn và thách thức làm chúng ta e sợ và muốn tránh né chúng.Nhưng né tránh không phải là cách hay để xử lý công việc còn tồn đọng. Bước đi đầu tiên luôn là khó khăn nhất. Những bí quyết này có thể giúp bạn vượt qua rào cản đầu tiên của sự trì hoãn.

“Để Mai tính” là một thói quen có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, với nỗ lực và sự quyết tâm mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó. Chúc bạn trên hành trình cuộc sống mỗi ngày luôn giàu năng lượng.