Trà, cà phê, thuốc lá, rượu vang đỏ,… Có thể là một trong rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị vàng ố. Để lấy lại màu trắng tự nhiên của răng mà không cần tốn chi phí quá nhiều. Tận dụng những nguyên liệu sẵn có và an toàn, hãy cùng E Mẹo Vặt chăm sóc cho hàm răng trắng sáng tự nhiên bạn nhé! Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tác dụng làm trắng răng bằng miếng dán trắng răng. Tuy nhiên, vẫn còn một vài lo ngại về vấn đề hoá chất chứa trong các sản phẩm này. Hơn nữa giá thành của các liệu pháp này không rẻ đối với nhiều người. Vậy tại sao chúng ta không thử những cách khác đơn giản, an toàn và giá rẻ hơn khi dùng các nguyên liệu tự nhiên.
Nguyên lý chung của việc làm trắng răng tại nhà là sử dụng những loại nguyên liệu có chưa thành phần axit tự nhiên trong trái cây, hoặc chưa những chất tẩy nhẹ nhưng muối nở, tinh than tre,…
1. Dầu dừa
Có nguồn gốc từ Ấn Độ từ lâu đời, người dân nơi đây đã dùng dầu dừa để xử lý các vấn đề về răng miệng. Dầu dừa giúp loại bỏ nhiều loại vi khuẩn “trường trú” trong khoang miệng. Những loại vi khuẩn gây hại này gây nên tình trạng mảng bám trên răng, răng ố vàng và hơi thở có mùi khó chịu. Dầu dừa được dùng như một loại nước súc miệng, ngậm dầu dừa 15-20 phút sau khi đánh răng. Kết quả thấy rõ sau 1 tháng duy trì liên tục.
2. Muối nở- Baking soda
Thành phần muối nở đã được đưa vào kem đánh răng với tác dụng làm trắng răng. Với tính chất tẩy trăng nhẹ nhàng, việc trộn thêm baking soda vào kem đánh răng làm tăng khả năng tẩy trắng răng. Tác dụng tẩy trắng sẽ không đến trong một sớm một chiều mà cần duy trì trong ít nhất 1 tháng.
3. Than hoạt tính
Than hoạt tính giúp làm trắng răng bằng cách hấp thu các mảng bám trên răng. Làm ướt bàn chải rồi nhúng vào bột than hoạt tính. Đánh răng như bình thường và đánh kỹ hơn vào những vị trí mà răng bị ố. Duy trì việc này trong 2-3 lần/ tuần. Tuy nhiên cách này không nên áp dụng khi bạn đang gắn răng sứ.
Răng bị ố vàng có thể do nhiều nguyên nhân: tuổi tác, men răng mỏng, chế độ ăn uống không phù hợp, …Các sản phẩm làm trắng răng có thể bị làm hỏng men răng. Vì vậy nên cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Và tất nhiên, hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để đảm bảo sức khoẻ răng miệng.