Stress trong đời sống hiện nay không còn là chủ đề xa lạ. Stress xảy đến khi áp lực công việc tăng, thi cử, thất nghiệp, … Đây là một cơ chế phòng vệ của con người, giúp cho cơ thể sẵn sàng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” khi gặp những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của con người. Tuy nhiên, khi stress vượt quá khả năng kiểm soát, cơ thể sẽ phải hứng chịu tác hại. Bài viết này Efood sẽ giúp bạn nhận biết 4 dấu hiệu tàn phá của stress thường gặp ở cơ thể chúng ta.
1. Đãng trí
Stress làm cho cơ thể tiết quá nhiều hormone cortisol làm ức chế vùng nãovận hành trí nhớ ngắn hạn. Hormone này trở thành chất ức chế các chất đẫn truyền thần kinh. Các tín hiệu được cơ thể tiếp nhận những không đưa vào vùng trí nhớ. Điều này có thể dễ thấy, khi căng thẳng ta dễ bị quên trước quên sau, dù bình thường bạn không hề gặ những vấn đề như vậy.
2. Nóng giận
Khi bị stress là lúc cảm xúc dễ bị mất kiểm soát, dù stress chỉ ở mức độ nhẹ. Cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người. Khi đang căng thẳng, con nguười khó kiềm chế các cảm xúc tiêu cực của mình hơn. Ví dụ như quát tháo, cáu gắt, la mắng,… Để tránh gây tổn hại đến các mối quan hệ xung quanh bạn có thể tập trung vào hơi thở, rời khỏi tác nhân gây khó chịu, lựa chọn thời điểm thích hợp để giải quyết vấn đề.
3. Mất ngủ
Mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, hay giật mình… là những dấu hiệu cho thấy bạn đang có những triệu chưngs của rồi loạn giấc ngủ. Bạn stress nên mất ngủ hay bị mất ngủ nên sinh ra stress? Đây có thể là một vòng lặp không hồi kết đối với nhiều người. Hormone Cortisol có xu hướng giảm dần vào ban đêm để giúp con người dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, ở những người đang gặp vấn đề về stress thì lượng hormone này có xu hướng tăng cao vào buổi tối.
Thường chúng ta sẽ nôn nao, tăng nhịp tim, khó ngủ vào đêm trước ngày diễn ra sự kiện lớn: đám cưới, phỏng vấn, thi cử,…Tình trạng mất ngủ ngắn hạn này sẽ được cải thiện khi các sự kiện gây căng thẳng qua đi. Trong lúc đó, bạn có thể dùng những cách sau để cải thiện tình hình mất ngủ: một chiếc giường đủ thoải mái, không gian yên tĩnh, không xem đồng hồ, tránh caffein, giữ nhịp sinh hoạt điều độ,… là những cách hữu hiệu.
4. Rối loạn ăn uống
Từ thời nguyên thuỷ, điều kiện sống khắc nghiệt nguồn thức ăn hạn chế khiêns cho con người luôn tìm cách ăn nhiều nhất có thể khi có thức ăn để dự phòng cho những lúc đói kém. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khi căng thẳng, con người thường có xu hướng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn tới 40% so với bình thường. Thời điểm khiến con người dễ mất kiểm soát trong việc ăn uống là ăn đếm trước khi đi ngủ, ăn trong vô thức (vừa ăn vừa làm việc, xem phim,…).
Hoặc trong trường hợp ngược lại, người đang gặp vấn đề về stress sẽ mất cảm giác thèm ăn. Không muốn ăn, tiêu hoá kém, rối loạn tiêu hoá,… Điều này được lý giải do khi stress, cơ thể ưu tiên dành năng lượng cho não bộ và các cơ bắp để sẵn sàng chiến đấu với tác nhân gây stress. Vì vậy, ta cũng dễ dàng bắt gặp những người bị stress lâu ngày xuống cân, mệt mỏi.
4 Dấu hiệu tàn phá của stress với cơ thể là lời lên tiếng để bạn để ý hơn đến sức lhoer của bản thân. Một cuộc sống cân bằng sẽ giúp bạn sớm vượt qua những giai đoạn stress khó khăn. Dành thời gian cho sức khoẻ tinh thần, rèn luyện thể chất sẽ là chìa khoá giúp bạn vững chãi hơn mỗi ngày.