5 Món ăn truyền thống cho Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) diễn ra vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Trong ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng dâng lên ông bà tổ tiên cầu mong sức khoẻ và thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu. Trong ngày này, có món ăn gì đặc sắc, khám phá cùng EFood bạn nhé.

1. Cơm rượu

Cơm rượu là món ăn rất phổ biến mỗi dịp đến Tết Đoan Ngọ. Những hộp cơm rượu nếp, cơm rượu nếp cẩm được xếp ngay ngắn trên sạp hàng ngoài chợ là biết ngày “diệt sâu bọ” sắp đến. Theo quan niệm, món cơm rượu nên được dùng vào buổi sáng khi bụng còn trống. Quan niệm mà nhiều người cho rằng vị chua chua, hơi chát sẽ loại bỏ được vi khuẩn trong đường ruột.
Để làm cơm rượu, ta cần nấu xôi trắng hoặc nếp cẩm, để nguội và trộn đều cùng men rượu và ủ trong bình kín trong 2-3 ngày tuỳ vào nhiệt độ không khí. Vậy là bạn có được món cơm rượu ăn lạ miệng cho ngày Tết Đoan Ngọ.

Quan niệm mà nhiều người cho rằng vị chua chua, hơi chát sẽ loại bỏ được vi khuẩn trong đường ruột.

2. Bánh tro

Mỗi dịp tết Đoan Ngọ tới là những bếp lửa của những lò bánh chuyên bánh tro lại nổi lửa xuyên đêm. Bánh tro thường có hai loại, một loại nhân đậu xanh và một loại không nhân thường được ăn kèm với mật mía. Nguyên liệu đơn giản gồm đậu xanh, nếp và lá tre. Tuy nhiên điều làm nên sự khác biệt của loại bánh này là khi mở lớp lá gói ra, lớp vỏ bánh sẽ có màu vàng trong rất lạ mắt. Bánh có độ dai, hơi giòn và mùi nước tro đặc trưng gây thương nhớ cho biết bao thực khách.

Bánh có độ dai, hơi giòn và mùi nước tro đặc trưng

3. Trái cây theo mùa

Dịp Tết Đoan Ngọ hằng năm trùng vào thời điểm rộ mùa trái cây. Vải, mận bắc, chôm chôm, măng cụt,… với vị chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn những tín đồ trái cây. Theo quan niệm cho rằng những trái cây có vị chua sẽ có tác dụng xua đuổi sâu bọ, côn trùng.

Theo quan niệm cho rằng những trái cây có vị chua sẽ có tác dụng xua đuổi sâu bọ, côn trùng.

4. Thịt vịt

Thịt vịt có tính mát, thích hợp để dùng trong ngày hè nóng nực. Vịt vào thời điểm tháng 5 âm lịch có độ béo, thịt thơm ngọt. Thịt vịt được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như bún măng vịt, cháo vịt, gỏi vịt,… ăn cùng nước mắm gừng vô cùng hấp dẫn.

Vịt vào thời điểm tháng 5 âm lịch có độ béo, thịt thơm ngọt

5. Bánh xèo

Món ăn đặc trưng của Miền Tây với nhân bánh là tôm, thịt heo, thịt bò, rau giá,… luôn hấp dẫn những người con xa quê mỗi dịp mồng 5 về. Lớp vỏ bánh mỏng, giòn rụm, lớp nhân thơm mùi nước cốt dừa, bùi bùi của đậu xanh. Ăn kèm với nước mắm chua ngọt và các loại rau thơm, một sự kết hợp hoàn hảo của màu sắc và mùi vị.

Lớp vỏ bánh mỏng, giòn rụm, lớp nhân thơm mùi nước cốt dừa, bùi bùi của đậu xanh