4 cách nói lời từ chối

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta phải từ chối lời nhờ vả của người khác vì nhiều lý do khác nhau. Dù vậy, cách từ chối cũng rất quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tránh gây hiểu lầm không đáng có. Hãy cùng Efood tìm hiểu 4 bước để từ chối lịch sự, khéo léo khiến người khác dễ thông cảm hơn nhé!

1. Giải thích lý do một cách khéo léo

Khi từ chối một lời nhờ vả, lời giải thích rõ ràng, thành thực lý do vì sao bạn không thể đáp ứng được. Bí quyết ở đây là diễn đạt một cách khéo léo, ân cần, thân thiện chứ không phải hằn học, khó chịu. Ví dụ, bạn có thể nói “Thực sự tôi rất muốn giúp đỡ bạn lần này nhưng hiện tại lịch làm việc của tôi hiện tại đang quá tải. Tôi không thể hỗ trợ việc này vào lúc này được, mong bạn thông cảm.”

Cách này sẽ cho đối phương hiểu rằng sự từ chối của bạn không có ý bất lịch sự hay khinh thường họ, mà chỉ đơn thuần vì lý do công việc bận rộn chứ không phải lý do nào khác.

2. Đề xuất giải pháp thay thế hiệu quả

Sau khi đã giải thích rõ ràng lý do cho người kia, nếu có thể, bạn nên đề xuất một giải pháp thay thế. Để họ không cảm thấy hoàn toàn bị từ chối, từ đó có thể thấy được bạn vẫn rất muốn hỗ trợ họ. Đây là cách để thể hiện thiện chí và giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp. Ví dụ như bạn có thể nói “Tuy hiện tại tôi khó có thể hỗ trợ trực tiếp, nhưng nếu bạn cần tư vấn hay thêm ý kiến gì liên quan đến dự án thì tôi hoàn toàn sẵn sàng.”

 

Giải pháp thay thế hữu ích sẽ cho đối phương thấy dù bạn không thể trực tiếp hỗ trợ nhưng bạn vẫn rất muốn đồng hành với họ ở một khía cạnh khác. Điều này khiến người ta cảm thấy thoải mái và thông cảm được tình huống khó xử của bạn.

3. Xin lỗi và đề nghị hẹn lại lần sau

Lời xin lỗi và đề nghị hẹn lại một thời gian sau phù hợp hơn là cách trả lời thẳng thắn và hiệu quả. Điều này sẽ giúp người kia hiểu rằng bạn không phải cố tình từ chối mà chỉ vì một vài lý do tạm thời. Họ hiểu rằng bạn vẫn luôn rất mong muốn được hỗ trợ họ ở những dịp khác thuận lợi hơn. Ví dụ bạn có thể nói “Tôi thực sự rất xin lỗi vì không thể hỗ trợ bạn trong lúc này. Nhưng nếu được, chúng ta có thể hẹn lại vào tuần/tháng tới khi tôi đã tạm xong một số công việc để tôi có thể tập trung hỗ trợ bạn tốt hơn.”

Cách nói này không chỉ thể hiện sự thành thật, thiện chí mà còn cho thấy bạn rất trân trọng mối quan hệ này và hy vọng sẽ tiếp tục được hỗ trợ họ trong tương lai.

4. Chân thành

Dù trong trường hợp nào, khi từ chối một lời nhờ vả, bạn cũng cần có sự chân thành, tôn trọng, giữ thái độ lịch sự với người đối diện. Đừng cư xử một cách lạnh nhạt, thờ ơ hay vô tâm khiến đối phương cảm thấy bị thất vọng. Thay vào đó, hãy thể hiện rằng bạn rất đánh giá cao thiện chí, sự tin tưởng của họ đối với bạn và luôn mong muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp.

Ví dụ, bạn có thể kết thúc cuộc trò chuyện bằng những lời lẽ chân tình như: “Một lần nữa, xin lỗi bạn vì không thể giúp đỡ lần này. Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã luôn tin tưởng tôi”. Những lời lẽ chân thành sẽ giúp người đối diện thấu hiểu hoàn cảnh của bạn. Đối phương cũng sẽ không cảm thấy bị tổn thương bởi sự từ chối đó.

Việc từ chối lời nhờ vả là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Cách từ chối một cách khéo léo, thân thiện, đề xuất giải pháp thay thế hiệu quả, xin lỗi và hẹn lại lần sau. Đồng thời, luôn thể hiện thái độ chân thành, tôn trọng thì chắc chắn người nhờ vả sẽ hoàn toàn thông cảm.